Lời hứa ngàn vàng

Đi công tác ở Thiểm Tây, trưc tiên phải đến một thị trấn nhỏ hẻo lánh, sau đó đáp xe vào trong làng. Con đường vào làng gồ ghề rất khó đi. Men theo con đường uốn khúc theo vách núi, chưa được bao lâu tôi bắt đầu say xe và nôn thốc nôn tháo. “Còn bao xa nữa?” Tôi hỏi trong mệt mỏi. “Sắp rồi, khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa, qua thêm hai ngọn núi nữa là tới” phó trấn trưởng, người đưa chúng tôi đi liền nói. Khi qua một con song nước chảy rất xiết, tài xế cho xe chạy chậm lại một cách cẩn thận. “ Nước ở đây lớn thật.” tôi nói. “ Bây giờ còn đỡ, đến mùa mưa nước dâng ngập cả cây cầu, rất nguy hiểm.”

Lúc họp tôi phụ trách chụp ảnh, một đám trẻ con hiếu kỳ cứ vây lấy tôi. Đến lúc cần thay film, tôi tiện tay đưa cái vỏ hộp đựng film cho một đứa bé đứng bên cạnh, cô bé rất vui mừng, những đứa trẻ khác ngưỡng mộ vây quanh nhìn. Nhìn thấy đám trẻ con thích thú, tôi lại tháo thêm một hộp đựng film cho một đứa khác, thằng bé vui đến đỏ cả mặt. Lục tìm trong túi xách được thêm vài cây bút chì chia cho đám trẻ, khiến cho càng nhiều đứa khác cứ nhìn chằm chằm vào túi xách của tui một cách thèm thuồng, thật tiếc là lúc đi chẳng mang thêm vài cây bút chì. Tôi kéo một cô bé mặc áo hoa màu đỏ hỏi :” Em tên gì?” Dạ Tiểu Thúy” “Em có truyện tranh không?” “ Dạ không ạ”. Cậu bé bên cạnh nói: “ Ở trường học chỉ có hiệu trưởng có một cuốn tự điển thôi.” “ Chị trở về Bắc Kinh sẽ gửi truyện tranh cho các em, trong đó có truyện mèo và chuột đánh nhau, truyện vịt con biến thành thiên nga. “ Đám trẻ con nghe mà mắt cứ sang rỡ.
Tôi lấy quyển sổ ghi chép ghi lại địa chỉ, “ Trường tiểu học thôn Lý huyện xx tỉnh Thiểm Tây”, “ ai sẽ là người nhận?” “Chị gái em biết chữ, chị ấy sẽ nhận” . Một cô bé có vẻ lớn hơn một chút bước ra, “ Chị ơi, chị viết Lý Đại Thúy nhận chị nhé”. “Được”.
Từ Thiểm Tây đi tiếp đến Tứ Xuyên, Thanh Hải, trở về Bắc Kinh lại bận viết báo cáo, dịch sang tiếng Anh, mở buổi họp báo, thoáng cái mà đã hai tháng. Vô tình lật trúng chữ “ Lý Đại Thúy” ghi chép trong cuốn sổ, chợt nhớ đến đám trẻ ở ngôi làng nhỏ. Do dự một lát, “ chắc bọn trẻ đã quên từ lâu. Cho dù gửi đi, có lẽ sẽ thất lạc, hoặc giả có thể bị người khác lấy mất, chắc chẳng thể đến tay bọn trẻ”
Ngày hôm sau, vẫn nhờ những đồng nghiệp có con quyên một ít sách cũ. Mọi người đều rất nhiệt tình, chẳng mấy hôm trên bàn tôi đã chất cả đóng mấy chục quyển sách đủ thể loại: “cảnh sát trưởng mèo đen, ông vua lọ lem, chuyện chú chuột đồng, mười vạn câu hỏi vì sao, làm thế nào để phòng bệnh cận thị”, còn có cả một quyển :”tôi lớn rồi, không tè dầm nữa”, khà khà, quyển này do một chị có con nhỏ cho. Tìm trong nhà được quyển “Tân Hoa tự điển”, rồi đến nhà sách mua thêm quyển “ 300 trò chơi ngoại khóa”, gửi đi cùng một lượt.
Đến khi sắp quên đi chuyện đó, thì nhận được lá thư của thôn Lý: “Kính gửi chị gái Bắc Kinh, sau khi chị đi, các em nhỏ trong thôn mỗi ngày đều nhắc đến chuyện này. Chúng em thường đến bưu điện của thị trấn để hỏi thăm tin tức, dặn các chú, các thím ở đó nếu có thư Bắc Kinh gửi đến thì phải cất kỹ, là của chúng cháu. Đợi suốt hai tháng chẳng thấy gì, những người lớn trong thôn cười chúng em, chị gái Bắc Kinh chỉ vui miệng nói thế thôi, người thành phố mà, khà khà, thường không giữ lời đâu. Chúng em không tin, rõ ràng chị đã ghi địa chỉ của chúng em vào sổ ghi chép rồi mà. Sau đó nước lớn, mẹ không cho phép chúng em lên thị trấn nữa. Em kéo Tiểu Thúy lén đi, thật ra đường không xa, chỉ mất nửa ngày là đến. Nếu lỡ có sách gửi đến thì sao? Lỡ chúng em không ở đó sách bị người khác lấy mất thì sao? Hôm đó cuối cùng đã nhận được. Chị ơi, chị biết chúng em vui sướng đến nhường nào không? Lấy vỏ bao phân bón gói kỹ lưỡng hàng mấy lớp, một mạch chạy mấy chục cây số về đến nhà! Buổi tối tất cả các em nhỏ trong làng đều đến nhà em. Tiểu Thúy còn ôm cả đóng sách đi ngủ, chẳng ai lấy được cuốn sách ra khỏi nó. Hôm sau mang đến trường, lão sư nói sẽ lập góc thư viện để em làm người quản lí. Người nào muốn đọc sách phải rửa tay sạch sẽ, không được làm hư sách. Sách hay lắm chị ạ, chúng em hầu như thuộc hết những chuyện trong đó, còn kể cho mẹ em nghe nữa đấy.”
Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, mắt đã ướt tự lúc nào, nghĩ đến hai ngọn núi cao và nước lũ đã ngập qua cây cầu, nghĩ đến hai dáng người mảnh mai một cao một thấp trên đường núi lầy lội. Tôi thấy vô cùng xấu hổ cho sự do dự của mình trước đây, may mà đã gửi sách đi, nếu không sẽ mãi mãi có lỗi với bọn trẻ, làm tổn thương trái tim bé bỏng của chúng thì biết lấy gì bù đắp.
Sau này tôi lại tiếp tục gửi thêm một số sách và văn phòng phẩm. Mùa thu đến, tôi nhận được một bao lớn nặng trịch từ thôn Lý. Bên trong là những quả táo chín mọng, căng tròn và mảnh giấy:” Chị ơi, đội trưởng nói những quả táo ngon nhất của năm nay không được mang bán mà gửi cho Bắc Kinh.” Tôi mang táo chia cho những đồng nghiệp đã quyên sách, mọi người đều nói trước giờ chưa bao giờ ăn được táo ngọt đến thế.”
Kể từ đó, tôi hiểu được thế nào là “Lời hứa ngàn vàng”.

Nhận xét

Đăng nhận xét